Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp từ tháng 1/2013

Quá trình lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ bắt đầu từ tháng 1/2013, kéo dài 3 tháng. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013 để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5

Phát biểu tại phiên bế mạc, kết thúc hơn 1 tháng làm việc của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, trong kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ, tâm huyết, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cử tri quan tâm. Hầu hết các nội dung của kỳ họp đã được tường thuật trực tiếp để nhân dân theo dõi, giám sát. Theo đó, hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước ngày càng gần dân hơn, công khai minh bạch hơn.

Quốc hội đã dành nhiều thời gian phân tích một cách sâu sắc tình hình kinh tế đất nước năm 2012 và nhận thấy trong tình hình khó khăn chung, Chính phủ đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng phân tích, chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành.
 
Chủ tịch QH: “Cần đánh giá tín nhiệm chính xác cán bộ cấp cao”
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: "Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị" (ảnh: Việt Hưng).

Ông Hùng nhấn mạnh, năm 2013 là thời điểm giao thời quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, giải quyết nhiều vấn đề của đất nước, cần phải tạo những đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đối ngoại, quốc phòng an ninh bảo đảm bền vững trong phát triển những năm tiếp theo.

Vì vậy, Quốc hội đã đề các chỉ tiêu cụ thể cần cho năm tới và yêu cầu Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp này.

Điểm lại hoạt động lập pháp của kỳ họp, ông Hùng khái quát, Quốc hội đã thông qua 9 dự án luật quan trọng với tinh thần thận trọng, đảm bảo yêu cầu đổi mới sát hơn với cuộc sống.

Nhấn mạnh luật Phòng chống tham nhũng, Chủ tịch QH cho rằng, lãnh đạo nhà nước xác định cuộc đấu tranh này còn lâu dài và nhiều phức tạp. Vì thế, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp khả thi để sửa cơ bản, toàn diện luật này, đáp ứng yêu cầu của cử tri về cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Nói về việc sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, đây là công việc hệ trọng của toàn Đảng toàn dân để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các cơ quan chức năng, các ngành các cấp cần tổ chức lấy ý kiến để chắt lọc tinh hoa trí tuệ, ý chí toàn dân để sửa Hiến pháp một cách hiệu quả.

Về hoạt động giám sát, ông Hùng khái quát, cả kỳ họp, Quốc hội đã dành thời gian xem xét nhiều báo cáo của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ về thực hiện lời hứa. Phiên chất vấn với 4 Bộ trưởng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, Quốc hội đã tiến hành chất vấn nghiêm túc, thẳng thắn, được cử tri ghi nhận tích cực.

“Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao nhưng vẫn yêu cầu cơ quan điều hành cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện những việc được giao sau phiên chất vấn này” – ông Hùng phát biểu.

Một hoạt động giám sát khác là Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đây là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị, góp phần nâng cao quyền làm chủ của người dân thông qua cách đánh giá tín nhiệm việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của những người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của nhà nước.

Ông Hùng nêu yêu cầu các ngành, cấp, từng đại biểu chuẩn bị những việc cần thiết để có thể đánh giá tín nhiệm một cách chính xác với các chức danh lãnh đạo nhà nước này từ đầu 2013.

Trước khi bế mạc kỳ họp, trong sáng 23/11, 100% các đại biểu có mặt bấm nút thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa Hiến pháp. Theo đó, quá trình lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ bắt đầu từ tháng 1/2013, kéo dài 3 tháng. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013 để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).

Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức. Thông qua tổ chức thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như một số hình thức phù hợp khác.

Người dân có thể góp ý về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Quốc hội cũng kêu gọi người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để bản Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của người dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ngoài ra, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về vic tiếp tc nâng cao hiu lc, hiu qu thc hin chính sách, pháp lut trong gii quyết khiếu ni, t cáo ca công dân đi vi các quyết đnh hành chính v đt đai với số “phiếu thuận” tuyệt đối.

Quốc hội chấp nhận đề xuất hạn định đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thành việc cấp “sổ đỏ” theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ đến từng thửa đất. Việc này sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, góp phàn giảm khiếu nại, tố cáo, tranh chấp dù sẽ đòi hỏi tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện một cách quyết liệt.

Quốc hội cũng thống nhất “nới” hạn giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài sang năm 2013 thay cho mốc hết năm 2012 như yêu cầu trước đó, dù đến nay, việc giải quyết đã đạt hơn 97%.

Vietrust law firm – Theo dantri.com.vn

 

 

  Tin mới hơn: Tin cũ hơn:
<< Trang trước                    Trang sau>>
 

ls le trung son cr

Khách hàng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT


DỊCH VỤ CUNG CẤP

trong nuoc

nn