Quy tắc tố tụng trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Á Châu ( ACIAC

   Điều 1: Phạm vi áp dụng         

Quy tắc tố tụng của Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tế Á Châu được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh về hoạt động thương mại trong nước và quốc tế khi:

1.     Các bên thoả thuận chọn Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tếÁ Châu và các quy tắc tố tụng của Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tế Á Châu hoặc có thoả thuận bổ sung theo điều 2, điều 21 Quy tắc này.

2.     Các bên thoả thuận chọn Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tếÁ Châu nhưng k có thoả thuận chọn Quy tắc tố tụng Trọng Tài khác. 

Điều 2: Từ ngữ 

1.     “ACIAC” là chữ viết tắt bằng tiếng Anh “Asean InternationalCommercial Arbitration Center” của Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tế Á Châu

2.     “Trung tâm” trong quy tắc này là Trung Tâm Trọng Tài Thương MạiQuốc tế Á Châu

3.     “ Danh sách Trọng tài viên” là danh sách Trọng tài viên của TrungTâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tế Á Châu

4.     “ Hội đồng Trọng tài” gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duynhất

5.     “ Tranh chấp có yếu tố nước ngoài” là tranh chấp phát sinh trong hoạtđộng thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp ở nước ngoài.

6.     “ Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận dưới hình thức điều khoản tronghợp đồng, dưới bất kỳ hình thức thoả thuận khác, thư từ, telex, telegram, các hình thức trao đổi viễn thông, hoặc đơn kiện của nguyên đơn được Trung tâm gửi cho bị đơn trong đơn kiện chọn ACIAC, bị đơn bằng một trong các hình thức thông tin trên đồng ý sự lựa chọn đó.Hoặc một bên ở bất cứ thời điểm nào của quan hệ thương mạitheo Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài chọn ACIAC giải quyết vụ tranh chấp, bên kia có văn bản hoặc qua các hình thức thông tin đồng ý sự lựa chọn đó.Hoặc trước đó các bên thoả thuận chọn cơ quan tiến hành tốtụng khác hoặc Trung tâm Trọng tài khác, nay một trong hai bên bổ sung lại chọn ACIAC, bên kia đồng ý sự lựa chọn lại đó.Hoặc trước đó trong các điều khoản của hợp đồng, hai bên chỉnên chung chung là cơ quan, pháp luật, toà án, hoặc trọng tài mà chưa chỉ định cơ quan tố tụng cụ thể, nay một trong hai bên chọn đích danh Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Quốc tế Á Châu giải quyết mà bên kia đồng ý bằng một trong các hình thức trao đổi không đưa ra ý kiến phản đối bằng văn bản và đề nghị Chủ tịch chỉ định Trọng tài viên. Tất cả được coi là thoả thuận chọn ACIAC và Quy tắc tố tụng của ACIAC giải quyết. 

Điều 3: Thông tin, thông báo, tài liệu  

1.     Mọi thông tin,  thông báo phải chính xác, rõ ràng. Mọi tài liệu do các bên gửi phải đủ số bản để trung tâm gửi đến các Trọng tài viên, các bên và lưu lại trung tâm.

2.     Trung tâm sẽ gửi tài liệu đến địa chỉ cuối cùng của các bên hoặc địachỉ do các bên thông báo bằng các phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, telex, fax, telegram, hoặc các hình thức trao đổi viễn thông…

3.     Tài liệu của trung tâm gửi được coi là đã nhận vào ngày các bên hoặcđại diện của bên đó nhận hoặc thông báo đã nhận, hoặc có dấu bưu điện gửi bảo đảm của bên gửi hoặc có chữ ký của bên nhận.

4.     Thời hạn được tính từ ngày tiếp theo ngày nhận được thông báo. Nếungày tiếp theo là ngày lễ, ngày nghỉ thì thời hạn được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. 

Điều 4: Hội đồng Trọng tài hay Trọng tài viên duy nhất         

Các tranh chấp được giải quyết bằng Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất do các bên lựa chọn. Nếu các bên không lựa chọn thì các tranh chấp được giải quyết bằng Hội đồng Trọng tài. 

Điều 5: Uỷ quyền trong tố tụng trọng tài         

Các bên có thể tham gia hoặc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật về uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng trọng tài. 

Điều 6: Đơn khởi kiện 

Đơn khởi kiện gửi Trung tâm gồm các nội dung

1.     Ngày,  tháng , năm

2.     Tên, địa chỉ chính xác của nguyên đơn, bị đơn

3.     Tóm tắt nội dung

4.     Căn cứ khởi kiện

5.     Giá trị tranh chấp

6.     Yêu cầu của nguyên đơn

7.     Họ tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn

8.     Hoặc đề nghị Chủ tịch chỉ định Trọng tài viên

9.     Nguyên đơn trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thể chọnTrọng tài viên có tên trong hoặc ngoài danh sách của Trung tâm. Trọng tài viên nguyên đơn chọn ngoài số Trọng tài viên của Trung tâm thì nguyên đơn có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ, chính xác để liên lạc.

10.  Nguyên đơn phải gửi bản chính, bản sao có công chứng thực về thoảthuận trọng tài hoặc ý kiến của nguyên đơn về chọn trọng tài theo khoản 6 Điều 2, Điều 21 Quy tắc này, các tài liệu khác và chứng từ tạm ứng phí trọng tài. Hồ sơ thụ lý khi nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm không cần quyết định thụ lý. 

Điều 7: Thành lập hội đồng Trọng tài 

1.     Trung tâm nhận được đơn kiện của nguyên đơn chậm nhất sau 05ngày làm việc Trung tâm gửi cho bị đơn các tài liệu của nguyên đơn và cho bị đơn biết về Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn hoặc được Chủ tịch chỉ định.

2.     Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Trung tâm gửi tài liệucho bị đơn, bị đơn phải chọn một Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên. Nếu nguyên đơn kiện nhiều bị đơn cùng một lúc thì các bị đơn phải thống nhất để cùng chọn một trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch chỉ định Trọng tài viên , nếu quá thời hạn 30 ngày các bên không chọn thì Chủ tịch chỉ định Trọng tài viên thứ hai trong danh sách trọng tài, thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo của sau 30 ngày.

3.     Hai trọng tài viên chậm nhất sau 15 ngày phải chọn Trọng tài viên thứba có tên trong danh sách để làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn trên hai Trọng tài viên không chọn được thì trong 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

 Điều 8: Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ Hội đồng Trọng tài 

1.     Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viênduy nhất thì chậm nhất trong 15 ngày hai bên phải chọn một Trọng tài viên có tên trong danh sách Trung tâm, hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất đó.

2.     Nếu hai bên không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên duy nhấtthì một bên có quyền yêu cầu Chủ tịch chỉ định Trọng tài viên duy nhất. Chỉ tịch phải chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, bên kia phải tuân thủ việc chỉ định của Chủ tịch ACIAC. 

Điều 9: Bị đơn tự bảo vệ 

1.     Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện, bị đơn phải gửicho Trung tâm bản tự bảo vệ với các nội dung như sau:

a.      Tên, địa chỉ

b.     Các căn cứ pháp lý

c.     Kiến nghị cụ thế

d.     Ngày, tháng, năm

2.     Trong trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩmquyền Trọng tài thị bị đơn phải nêu ra trong bản tự bảo vệ.

3.     Thời hạn gửi bản tự bảo vệ không quá 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhậnđược đơn kiện. Mọi yêu cầu gia hạn phải được lập thành văn bản gửi cho Trung tâm có thể quá thời hạn 30 ngày nhưng phải trước ngày Hội đồng nhận đơn kiện đến khi gửi bản tự bảo vệ kể cả gia hạn không quá 60 ngày ( không kể ngày lễ, ngày nghỉ, chủ  nhật). Mọi tài liệu và bản tự bảo vệ phải đúng, đủ số lượng theo yêu cầu của trung tâm.

4.     Nếu quá thời hạn kể cả ngày gia hạn bị đơn không gửi bản tự bảo vệthì coi như bị đơn không có nhu cầu, Hội đồng Trọng tài, Trọng tài viên duy nhất vẫn tiến hành giải quyết vụ kiện.

5.     Bị đơn không có quyền yêu cầu xun dừng giải quyết vụ tranh chấp. 

Điều 10: Kiện lại  

1.     Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn cùng thời điểm gửi bản tự bảo vệ

2.     Đơn kiện lại gồm những nội dung

a.      Ngày, tháng, năm

b.     Tên, địa chỉ nguyên đơn và bị đơn

c.     Tóm tắt nội dung vụ kiện

d.     Căn cứ pháp lý để kiện lại

e.      Trị giá của vụ kiện lại

f.       Các yêu cầu cụ thể khác

3.     Kèm theo đơn kiện lại, bị  đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao hợp lệchứng thực về thoả thuận trọng tài hoặc những tài liệu liên quan về thoả phí trọng tài và đủ số bản theo yêu cầu của trung tâm.

4.     Trong thời hạn chậm nhất 05 ngày Trung tâm gửi cho nguyên đơn đơnkiện lại của bị đơn

5.     Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn 30 ngày kểtừ ngày nhận được đơn kiện lại

6.     Thủ tục giải quyết đơn kiện lại được tiến hành như thủ tục giải quyếtđơn kiện của nguyên đơn 

Điều 11: Bổ sung, sửa đổi, rút đơn, khắc phục, sửa chữa sai sót trong quá trình tố tụng 

Nguyên đơn có thể bổ sung, sửa đổi hoặc rút đơn trong quá trình tố tụng trọng tài trước khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định và bị đơn cũng có thể sửa đổi, rút đơn kiện lại trong quá trình tố tụng trọng tài trước khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định. Hội đồng Trọng tài thường xuyên bổ sung tài liệu, thông báo và khắc phục, sửa chữa sai sót ( nếu có). Những việc đã được khắc phục, sửa chữa sai sót của Hội đồng Trọng tài trong quá trình tố tụng khi chưa ra quyết định trọng tài thì nếu ý kiến về những thiếu sót của tất cả các bên của Hội đồng Trọng tài trước khi ra quyết định. 

Điều 12: Trọng tài viên phải độc lập, vô tư, khách quan 

Trọng tài viên phải độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp và thông báo kịp thời, công khai những nghi ngờ về tính độc lập, vô tư, khách quan 

Điều 13: Từ chối Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên 

1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp nếu:

a.      Trọng tài viên là người đại diện hay người thân thích của bên đó.

b.     Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp

c.     tự nhận thấy mình không độc lập, vô tư khách quan.

d.     Bên chọn Trọng tài viên có quyền thay đổi khi Trọng tài viên đó thuộcđiểm a, b, c khoản 1 Điều 13.2. Đơn từ chối, thay đổi Trọng tài viên phải gửi cho Hội đồng Trọng tài xem xét trước khi ra quyết định trọng tài. Nếu hội đồng Trọng tài chưa thành lập hoặc các trường hợp khác thì Chủ tịch trung tâm xem xét.3. Từ chối, thay đổi Trọng tài viên phải gửi cho Hội đồng Trọng tài xem xét. Nếu các Trọng tài viên không quyết định được thì Chủ tịch Trung tâm quyết định4. Trong quá trình tố tụng nếu có Trọng tài viên không thể tham gia thì việc thay đổi Trọng tài viên sẽ được tiến hành theo Điều 7, Điều 8 của Quy tắc này. 

Điều 14: Nghiên cứu hồ sơ, xác minh 

1.     Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ sau khi được chọn hoặc chỉ địnhvà có quyền xác minh nội dung vụ việc.

2.     Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất có quyền gặp cácbên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba và thông báo cho các bên hoặc có mặt các bên.

3.     Nếu một trong hai bên cố tình cản trở việc xác minh của Hội đồngTrọng tài thì Hội đồng trọng tài căn cứ vào hồ sơ và các bên khác cung cấp để giải quyết, bên cản trở việc xác minh của Hội đồng Trọng tài phải chịu các thiệt thòi về việc không thiện chí hợp tác. 

Điều 15: Chứng cứ 

1.     Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Hội đồng trọng tài hoặcTrọng tài viên duy nhất có quyền yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ và có quyền tự mình thu thập chứng cứ, bên nào không hợp tác cung cấp đầy đủ chứng cứ thì tự thiệt thòi về việc không cung cấp đầy đủ chứng cứ.

2.     Hội đồng Trọng tài có thể mời giám định theo yêu cầu của một bênhoặc hai bên, bên yêu cầu phải nộp tạm ứng phí giám định. Nếu một bên mời thì phải thông báo cho bên kia biết. Nếu Hội đồng Trọng tài mời giám định , các nhà tư vấn, tổ chức tư vấn chuyên ngành thì chi phí Hội đồng Trọng tài mời do hai bên chịu.

 Điều 16: Địa điểm 

Các bên thoả thuận chọn địa điểm giải quyết tranh chấp nếu các bên không chọn thì Hội đồng Trọng tài quyết định, chi phí do hai bên chịu 

Điều 17: Ngôn ngữ 

Ngôn ngữ trong quá trình tố tụng là tiếng Việt. Với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên thoả thuận về ngôn ngữ, nếu các bên không thoả thuận thì sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nếu sử dụng phiên dịch thì chi phí do hai bên chịu. 

Điều 18: Các bên thoả thuận rút ngắn thời gian          

Ngoài thời gian quy định trong Quy tắc này các bên có thể thoả thuận rút ngắn ½  hoặc 1/3 hoặc rút ngắn hơn nữa để giải quyết nhanh hoặc hoà giải nhanh theo khoản 2 Điều 24 Quy tắc này, biểu phí được áp dụng theo mục IV.1, mục IV.3.3, Mục IV 3.5 và IV 3.6 của Quy tắc này.Nếu một trong hai bên không đồng ý thì việc thoả thuận rút ngắn thời gian bị bãi bỏ. Việc không đồng ý chỉ được thực hiện khi chưa có quyết định của Hội đồng Trọng tài. Nếu hai bên thoả thuận rút ngắn thời gian phải lập thành văn bản và ghi rõ một trong hai bên và cả hai bên không được kháng cáo cho là vi phạm tố tụng về thời gian khi đã đăng ký văn bản đồng ý rút ngắn thời gian. 

Điều 19: Luật áp dụng  

1.Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, căn cứ vào điều khoản hợp đồng và luật Việt Nam

2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, căn cứ vào điều khoản hợp đồng và luật áp dụng do các bên chọn căn cứ vào điều ước quốc tế có tính đến tập quán thương mại quốc tế, nhưng không trái với pháp luật Việt Nam

3. Trong trường hợp các bên không chọn hoặc không thống nhất được thì Hội đồng Trọng tài quyết định luật áp dụng.

4. Nếu có sự xung đột trong việc áp dụng pháp luật các nước, điều ước, tập quán thương mại thì thứ tự ưu tiên theo qui định của pháp luật về trọng tài, nếu pháp luật về trọng tài không qui định thì áp dụng thứ tự ưu tiên theo quy định pháp luật Việt Nam. 

Điều 20: Phiên giải quyết tranh chấp 

1.Thời gian mở phiên toà giải quyết tranh chấp do Hội đồng Trọng tài quyết định.

2.Giấy mời được gửi tới các bên 30 ngày trước khi mở phiên giải quyết. Nếu một trong hai bên hay cả hai bên vắng mặt thì Hội đồng Trọng tài vẫn giải quyết.

3. Phiên giải quyết tranh chấp không công khai. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư và thông báo cho Hội đồng Trọng tài trước ngày mở phiên giải quyết. Nếu có người khác tham dự phải được sự đồng ý của Hội đồng Trọng tài.

4.Phiên giải quyết tranh chấp  không được ghi âm, ghi hình. 

Điều 21: Khiếu nại thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp 

1.     Thoả thuận trọng tài là thoả thuận theo Điều 2, Điều 21 Quy tắc này,thoả thuận dưới hình thức điều khoản và các hình thức khác; hoặc không đưa ra ý kiến phản đối bằng văn bản; hoặc đã đề nghị Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên tức là đồng nghĩa với việc đồng ý chọn ACIAC. Tất cả đều được coi là thoả thuận trọng tài ACIAC và Quy tắc tố tụng của ACIAC.

2.     Nếu một bên khiếu nại Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền,không có thoả thuận Trọng tài, thoả thuận  trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài phải xem xét và quyết định. Nếu bên khiếu nại vắng mặt thì Hội đồng Trọng tài mời để giải quyết khiếu nại mà không có mặt thì được coi là rút khiếu nại

3.     Nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài, trong thờihạn chậm nhất 30 ngày làm việc bên không đồng ý quyết định Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh ( thành phố) nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài, đồng thời thông báo việc này với Hội đồng trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp.

4.     Nếu Toà án quyết định tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ. 

Điều 22: Hoãn phiên giải quyết vụ tranh chấp  

1.     Yêu cầu hoãn phiên giải quyết tranh chấp phải được lập thành văn bảnnêu rõ lý do, kèm theo bản chính về lý do đó chậm nhất là 10 ngày làm việc trước lúc mở phiên toà giải quyết tranh chấp và phải chịu mọi chi phí hoãn kể cả có lý do chính đáng.Hội đồng trọng tài xem xét và quyết định chấp nhận, hay không chấpnhận hoãn và kịp thời thông báo cho các bên.

2.     Hội đồng Trọng tài cũng có thể hoãn khi xét thấy chưa đủ cơ sở quyết định.

3.     Mỗi bên chỉ được đề  nghị hoãn phiên giải quyết tranh chấp một lầnkể cả lý do chính đáng hay không chính đáng. 

Điều 23: Nguyên đơn, bị đơn vắng mặt 

1.     Nguyên đơn đã được triệu tập nhưng không tham dự mà không có lýdo chính đáng hoặc bỏ mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì coi như rút đơn kiện. Trường hợp này Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp khi bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Phí trọng tài và các phí khác của việc nguyên đơn không tham dự do Hội đồng Trọng tài quyết định.

2.     Bị đơn triệu tập nhưng không tham gia mà không có lý do chính đánghoặc tự bỏ mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết

3.     Trường hợp có đơn kiện lại nếu bị đơn đã được triệu tập tham dự giảiquyết vụ tranh chấp nhưng không tham dự, không có lý do chính đáng hoặc bỏ mà không được Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết khi nguyên đơn yêu cầu.

4.     Trường hợp các bên yêu cầu Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết mà không cần sự có mặt của các bên hoặc một bên. 

Điều 24: Hoà giải 

1.     Quá trình tố tụng Trọng tài các bên có thể hoà giải. Trong trường hợphoà giải thành thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp, nếu Hội đồng chưa thành lập thì Chủ tịch Trung tâm ra quyết định đình chỉ giải quyết , phí hoà giải thành do Trung tâm quyết định, khi Hội đồng Trọng tài đã thành lập thì do Hội đồng Trọng tài căn cứ mục IV- Biểu phí hành chính khác Trọng tài để quyết định.

2.     Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoà giải, nếu hoà giảithành thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định công nhận hoà giải. Quyết định hoà giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm, được thi hành theo đúng quy định của pháp luật. 

Điều 25: Đình chỉ 

Vụ tranh chấp được đình chỉ trong các trường hợp

1.     Nguyên đơn rút đơn kiện hoặc được coi là đã rút đơn kiện theo cácđiều khoản Quy tắc này.

2.     Các bên thoả thuận chấm dứt

3.     Có quyết định của Toà án 

Điều 26: Biện pháp khẩn cấp tạm thời     

Quá trình giải quyết tranh chấp các bên có quyền gửi đơn đến Toà ánnơi vụ kiện xảy ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, nếu thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Hội đồng Trọng tài có quyền kiến nghị việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bên thứ ba hoặc đề nghị Toà ánh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu quyền lợi một trong các bên bị xâm hại. 

Điều 27: Nguyên tắc ra quyết định 

Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo đa số, ý kiến thiểu số được ghi vào biên bản. Trường hợp không đa số, quyết định Trọng tài được lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. 

Điều 28: Quyết định Trọng tài 

Quyết định phải có các nội dung sau:

1.     Tên trung tâm

2.     Tên, địa chỉ nguyên đơn, bị đơn

3.     Họ tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất

4.     Tóm tắt nội dung vụ kiện

5.     Quyết định về vụ tranh chấp

6.     Quyết định về phí trọng tài và các phí khác

7.     Thời hạn thi hành quyết định trọng tài

8.     Chữ ký các Trọng tài viên

9.     Trường hợp Trọng tài viên không ký thì Chủ tịch Hội đồng Trọng tàiphải ghi việc này trong quyết định và nói rõ lý do. 

Điều 29: Công bố quyết định 

Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay hoặc chậm nhất là 60ngày kể từ khi kết thúc phiên giải quyết cuối cùng, toàn văn quyết định gửi cho các bên. 

Điều 30: Sửa quyết định 

1.     Mỗi bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài sửa những lỗi tính toán,đánh máy, in, kỹ thuật, sai sót khác trong thời hạn 15 ngày và trong thời hạn 30 ngày tiếp theo Hội đồng Trọng tài tiến hành sửa và báo cho các bên.

2.     Sửa quyết định Trọng tài phải được các Trọng tài viên ký 

Điều 31: Hiệu lực quyết định 

Quyết định trọng tài là chung thẩm có hiệu lực từ ngày công bố và đượcthi hành theo qui định của pháp luật 

Điều 32: Phí trọng tài gồm 

1.  Phí trọng tài

2. Phí hành chính

3. Phí đi lại, ăn ở

4. Phí mời chuyên gia tư vấn về từng lĩnh vực hoặc trợ giúp khác

5. Phí hoãn giải quyết tranh chấpCác bên phải nộp phí đầy đủ, kịp thời khi có tính toán, thông báo củaTrung tâm. Quyết định được ra khi các bên đã nộp phí, hoặc nguyên đơn đã ứng trước toàn bộ phí. Hội đồng Trọng tài căn cứ tình hình thực tế để quyết định phí cho các bên. 

Điều 33: Nộp tạm ứng phí trọng tài 

1.     Nguyên đơn phải tạm nộp toàn bộ các chi phí. Mức phí theo tổng giá trị kể cả lãi suất, thuế, lợi nhuận của vụ tranh chấp do Trung tâm thông báo. Trường hợp đơn kiện không nêu giá trị thì mức phí do Trung tâm thông báo, nếu không nộp đủ thì đơn kiện chưa thụ lý.

2.     Đơn kiện lại, bị đơn phải nộp tạm ứng toàn bộ phí, nếi chưa nộp đủ thìchưa thụ lý.

3.     Chi phí khoản 3, khoản 4 Điều 32 được nộp khi Hội đồng Trọng tàiđược thành lập. Chậm nhất trong thời hạn 07 ngày Hội đồng trọng tài thông báo các bên phải nộp đầy đủ phí này, nếu không nộp đủ Hội đồng Trọng tài ngừng giải quyết và gia hạn nhưng không quá 07 ngày. Nếu không coi như rút đơn kiện.

4.     Nếu phiên giải quyết tranh chấp hoãn các bên phải nộp thêm phí bổ sung

5.     Trung tâm có trách nhiệm tính toán và thông báo cho các bên trướckhi Hội đồng Trọng tài họp phiên giải quyết. Trường hợp chi phí cao hơn tiền tạm ứng thì các bên hoặc nguyên đơn phải nộp trước khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định. 

Điều 34: Quyết định về phí Trọng tài và các phí khác 

Hội đồng Trọng tài ra quyết định về phí trọng tài  và các chi phí khác cho các bên. Nếu Hội đồng Trọng tài chưa thành lập thì Trung tâm thông báo phí phải nộp cho các bên. 

Điều 35: Biên bản họp giải quyết vụ tranh chấp 

Biên bản gồm các nội dung sau:

1.     Tên vụ tranh chấp

2.     Địa điểm và ngày mở phiên giải quyết vụ tranh chấp

3.     Tên nguyên đơn, bị đơn và thành phần tham gia

4.     Tên Trọng tài viên, giám định viên, luật sư, nhân chứng và những người khác ( nếu có)

5.     Tóm tắt diễn biến phiên giải quyết vụ tranh chấp

6.     Chữ ký Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và các Trọng tài viên

7.     Các bên có quyền tìm hiểu nội dung bên bản, yêu cầu sửa, bổ sung. Trường hợp không chấp nhận biên bản cần bổ sung, sửa chữa Hội đồng Trọng tài phải ghi vào biên bản.  

VPLSVT      

  Tin mới hơn: Tin cũ hơn:
<< Trang trước          
 

ls le trung son cr

Khách hàng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT


DỊCH VỤ CUNG CẤP

trong nuoc

nn